Top 5 lời khuyên cho giáo viên đảm bảo rằng trẻ nhỏ sẽ yêu thích bài giảng của bạn
Rất nhiều giáo viên lo lắng rằng không biết khi chúng ta giảng bài không biết các bạn nhỏ đặc biệt là các bạn mầm non có yêu thích bài giảng của chúng ta, có đang thực sự lắng nghe bài học? Và điều mà chúng ta giảng dạy có thực sự kích thích sự yêu thích học tập trong trẻ? Các ông bố bà mẹ cùng quan điểm rằng con tôi không thích bài giảng của giáo viên nên trẻ dễ bị xao nhãng trong giờ học. Làm sao để các con tập trung hơn? Phương pháp nào giúp các bé có thể tập trung hơn? Vậy làm sao để giải đáp thắc mắc này?
“Top 5 lời khuyên cho giáo viên đảm bảo rằng trẻ sẽ yêu thích bài giảng của bạn” sẽ hỗ trợ cho bạn để giải đáp.
1.Tìm hiểu sở thích của bé
Điều này rất quan trọng vì thông qua việc tìm hiểu hay làm khảo sát, các bạn có thể tìm hiểu được cái mà các bé thích là gì, không thích điều gì, trò chơi có phù hợp hay không,… Từ đó các bạn có thể dễ dàng chuẩn bị bài giảng của mình sao cho phù hợp sở thích của các bạn để có thể đáp ứng nhu cầu của các bạn mà cũng có thể làm hài lòng từ phía ba mẹ.
Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi, giới tính, môi trường xung quanh khác nhau sẽ có sở thích khác nhau. Ví dụ như đa số các bạn nữ sẽ thích công chúa băng giá hay các nhân vật dễ thương – ngược lại các bạn nam sẽ thích hoàng tử, thích các cuộc đấu tranh hay các nhân vật anh hùng. Thêm vào đó các bạn đều sẽ thích chơi trò chơi vận động, cạnh tranh lẫn nhau – vậy là các bạn có thể tìm thấy sở thích của các bạn nhỏ rồi! Sau đó, hãy tìm hiểu khảo sát từ giáo viên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khảo sát từ các nguồn trên các mạng xã hội để xem cái gì đang là xu hướng thu hút các bạn nhỏ!
2.Khảo sát ý kiến từ giáo viên
Khảo sát ý kiến từ giáo viên là dựa trên những gì trẻ đã học ở lớp cùng vận động, cùng vui chơi cùng giáo viên chủ nhiệm. Vì sao lại như vậy? Vì các cô bảo mẫu là những người cùng trẻ hoạt động xuyên suốt giờ học nên các cô sẽ hiểu rõ từng bé của mình có sở thích gì và các bạn sẽ thích hoạt động chung như thế nào. Giáo viên có thể đưa ra các ý kiến về trò chơi hay nội dung mà bạn dự định lên kế hoạch có phù hợp với trẻ hay không. Sau khi đã tổng hợp ý kiến thì lúc này bạn đã sẵn sàng cho việc lên kế hoạch của chính mình.
3.Lên kế hoạch
“Lên kế hoạch” là bước quan trọng sau khi bạn đã có bảng khảo sát tổng hợp từ cô và bé. Giáo viên sẽ lên kế hoạch cho ngày học hôm đó về nội dung (hình ảnh, âm thanh, học cụ) và hoạt động dành cho bé.
Ví dụ, chủ đề của chúng ta là “thế giới biển” thì giáo viên sẽ chuẩn bị các bài hát hay một câu chuyện để giới thiệu cho các bạn nhỏ về chủ đề ngày hôm nay – từ đó có thể kích thích sự tò mò trong trẻ. Tiếp theo, giáo viên sẽ chuẩn bị các từ vựng “gần gũi – dễ nhớ – ngắn” để các bạn nhỏ có thể ghi nhớ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cuối cùng đến phần hoạt động dành cho bé, các bạn có thể cho bé thi nhau mô tả lại con vật mà các đã học bằng ngôn ngữ hình thể hay dùng các bài hát để giúp bé ôn tập lại từ vựng. Thêm vào đó, giáo viên có thể cho bé xem các video ngắn về thế giới biển bên ngoài hay cho các bạn thử chạm vào các con vật này ngoài thực tế nhưng phải có sự giám sát của giáo viên nhé!
Hơn thế nữa, giáo viên cũng có thể tham khảo các bài giảng trên Youtube hoặc xem thêm các cách làm học cụ để giúp cho bài giảng của bạn ngày càng thêm đa dạng, thu hút sự chú ý và giúp các bé tập trung hơn vào bài giảng của bạn!
4.Chạy thử
Chạy thử là bước để kiểm tra lại toàn bộ quá trình mà giáo viên chuẩn bị có cần chỉnh sửa hay còn sai sót ở bước nào để điều chỉnh về nội dung, hình ảnh hay âm thanh mà bạn đã chuẩn bị. Đây cũng có thể xem thử một bước khởi động trong bài giảng của bạn. Bạn cũng có thể nhờ đồng nghiệp để quan sát và chỉnh sửa. Nếu sau khi chỉnh sửa, thì các bạn cần tự luyện tập nhiều lần để đảm bảo cho sự trình bày của chính bạn sẽ được chỉnh chu và có thể gây ấn tượng với các bạn nhỏ. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá căng thẳng vì sẽ gây tâm lý cho chính mình và cũng gây áp lực cho các bạn nhỏ của chúng ta!
5.Ghi nhận những đóng góp
Ghi nhận những phản hồi từ các anh chị quản lý hay giáo viên chuyên môn phụ trách giúp bạn sẽ tránh được những sai sót trong bài giảng của bạn. Từ đó bạn có thể tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thiện cho bản thân mình cũng như củng cố thêm kiến thức để ngày càng hoàn thiện chất lượng bài giảng của mình để thu hút các bạn nhỏ đáng yêu của chúng ta nhé!