Top 5 chế độ ăn uống lành mạnh, tăng sức đề kháng chống dịch bệnh Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát toàn cầu, khiến cuộc sống vốn có của nhiều người bị đảo lộn.
Học sinh, sinh viên, người đi làm ở nhiều nơi đã phải học tập và làm việc từ xa, thậm chí ở Việt Nam, chúng ta vẫn đang thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giãn cách và cách ly xã hội.
Trong khoảng thời gian này, đối với nhiều người, đặc biệt những người vì dịch bệnh mà mất việc, hoặc được trả lương thấp thì việc ăn uống sao cho lành mạnh và chi phí phải chăng là một mối quan tâm đáng kể.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau khám phá 5 phương pháp hiệu quả để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với chi phí tiết kiệm nhất để tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.
1. Uống nhiều nước
Nước là một thứ thiết yếu nhất đối với cơ thể sống không chỉ con người mà hàng ngàn hàng vạn sinh vật khác.
Nước chiếm lên đến 60% cơ thể của con người.
Theo nghiên cứu, chúng ta có thể sống sót 8 ngày chỉ cần uống nước mà không cần ăn uống gì.
Nói như vậy có nghĩa là nước thực sự rất quan trọng.
Nước giúp duy trì sự sống, thanh lọc cơ thể, giúp căng tràn sức sống và trông bạn sẽ tươi tắn khỏe mạnh hơn rất nhiều nếu đều đặn uống ít nhất mỗi ngày 1 lít nước.
Đặc biệt uống nước vào mỗi sáng sớm khi thức dậy sẽ giúp bạn sẵn sàng bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng tích cực.
2. Ăn nhiều hoa quả, bổ sung vitamin thiết yếu
Trái cây có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Trái cây đặc biệt giúp tăng sức đề kháng và thậm chí giúp bạn giảm cân nếu ăn trái cây trước khi ăn 1 tiếng đồng hồ.
Trong trái cây không chỉ có vitamin mà còn có chất xơ.
Nếu trước đây, vitamin chỉ được hiểu là những hợp chất hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của con người, cơ thể hấp thụ vitamin để duy trì những chức năng cơ bản thì bây giờ, theo các nhà khoa học tại Khoa Y tế công cộng Đại học Harvard, vitamin được định nghĩa toàn diện hơn là những chất dinh dưỡng bắt buộc cần có vì cơ thể của chúng ta không thể tự sản sinh được vitamin.
Mỗi loại trái cây sẽ có đặc tính ưu nhược điểm khác nhau, mùa nào thức nấy, bạn nên chọn những loại quả giải nhiệt vào mùa hè, có thể chuyển đổi sang các loại nước ép, nước sinh tố để dễ uống và hấp thụ hơn.
3. Ăn nhiều rau xanh, các sản phẩm hạt
Tương tự như trái cây, rau xanh là thực phẩm thiết yếu cho cơ thể con người.
Chẳng phải thế mà từ xa xưa, khi cuộc sống còn thiếu thốn, ông bà chúng ta chủ yếu sống dựa vào các cây lương thực thực phẩm.
Rau xanh giúp kiềm hóa cơ thể, chống ung thư, lão hóa và tăng sức đề kháng.
Rau xanh góp phần hạn chế lượng axit dư thừa trong cơ thể và đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa đường ruột.
Tùy từng mùa mà bạn có thể chọn những loại rau phù hợp để chế biến các món ăn hấp dẫn cho gia đình của mình.
Bên cạnh đó, để hạn chế tiếp xúc nơi đông người trong mùa dịch, những sản phẩm hạt là một trong những lựa chọn tối ưu nhất cho bạn và gia đình.
Bạn có thể dự trữ và sử dụng lâu dài những sản phẩm hạt.
Ngày nay xu hướng ăn các loại đồ ăn hạt dần càng phổ biến bởi các thực phẩm này vừa chứa những chất hữu cơ tốt cho cơ thể, vừa duy trì chế độ ăn kiêng hợp lý, giúp cơ thể khỏe mạnh cân đối và săn chắc.
Không chỉ vậy các sản phẩm hạt là những thực phẩm chứa chất béo không no, có thể sử dụng ăn kèm với các loại đồ uống như sữa không đường, sữa chua, …hoàn toàn rất tốt cho cơ thể, đặc biệt trở thành bữa sáng ngon lành của giới trẻ hiện đại.
4. Giảm muối, đường và chất béo trong các món ăn chế biến
Muối, đường và chất béo có lẽ là những nguyên liệu giúp món ăn thêm ngon và hấp dẫn hơn, thế nhưng lợi bất cập hại.
Đây là 3 loại thực phẩm dễ làm mất cân bằng dinh dưỡng nhất cho cơ thể của chúng ta, bởi chỉ cần quá nhiều, hay quá ít, cũng ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan nội tạng, sắc tố da và sức khỏe nói chung.
Ăn mặn sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hại thận.
Chất béo no cũng gây ảnh hưởng đến tim mạch, dễ gây đột quỵ.
Đường làm tăng insulin và làm suy giảm hệ miễn dịch.
Nhìn chung, nếu chúng ta có thể cân bằng dinh dưỡng trong các món ăn hằng ngày, chúng ta sẽ có thể duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và tăng sức đề kháng, chống lại dịch bệnh, giảm nguy cơ rủi ro cao mắc các bệnh lây nhiễm khác.
Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm đường khác tốt cho sức khỏe hơn như đường ăn kiêng (thành phần từ trái cây và chủ yếu là erythritol) giúp phòng ngừa béo phì hoặc các bệnh lý liên quan hoặc đường đỏ (chứa các nguyên tố vi lượng và canxi) giúp ngăn chặn lão hóa và ung thư.
5. Vệ sinh thực phẩm đúng cách
Một trong những biện pháp ăn uống khoa học lành mạnh không thể không kể đến vệ sinh thực phẩm.
Việc đóng cửa các hàng quán một phần tạo cơ hội cho mọi người có nhiều thời gian ăn uống tại nhà.
Tuy nhiên, việc dự trữ thực phẩm quá lâu hoặc không biết cách xử lý các loại thực phẩm trước khi chế biến món ăn cũng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn và gia đình, cụ thể là gây kiệt quệ các cơ quan chức năng, tích lũy chất độc hại, lâu ngày hình thành bệnh mãn tính.
Vì vậy hãy lựa chọn các thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc.
Rửa sạch với nước muối, gọt vỏ trước khi sử dụng.
Rửa tay sạch sẽ sau khi ra ngoài.
Loại bỏ ngay những sản phẩm quá hạn hoặc ẩm mốc.
Sử dụng nước sạch, các đồ dùng gia dùng cũng cần vệ sinh sạch sẽ.
Bảo quản các sản phẩm đồ ăn thừa bằng các hộp đựng thức ăn thủy tinh cao cấp có nắp đậy kín, an toàn.
Hy vọng với 5 gợi ý trên của chúng tôi, bạn có thể áp dụng những phương pháp này để tăng cường sức đề kháng, đảm bảo lối sống và chế độ ăn uống khỏe mạnh cho bạn và gia đình.
Đừng quên chia sẻ những chế độ dinh dưỡng lành mạnh này đến bạn bè, người thân và mọi người xung quanh để chung tay chống lại đại dịch Covid-19 nói riêng và các căn bệnh nguy hiểm khác nói chung.