Làm cách nào để có một bài thuyết trình thật ấn tượng trong mắt khán giả?

Ngày này dù là bất kỳ ngành nghề nào thì kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn là một sinh viên, nhân viên văn phòng hay một giáo viên – vì sao như vậy?

Vì khi bạn muốn xin vào công việc nào đó thì người tuyển dụng đều quan tâm tới kỹ năng mà bạn có được khi còn là sinh viên hay tại công việc trước đó. Và một trong những kỹ năng quan trọng đó là gì? Kỹ năng thuyết trình và kỹ năng làm việc nhóm nhưng làm sao để có một bài thuyết trình tốt và ấn tượng để có đủ khả năng thuyết phục người nghe?

Vậy 5 bước sau đây sẽ giúp bạn có một bài thuyết trình thật ấn tượng trong mắt khán giả.

1.Tìm đồng đội

Có một câu nói vui rất thú vị tôi từng đọc ở mạng xã hội đó là “Chọn đồng đội làm việc quan trọng hơn cả chọn bạn đời” – và câu nói này rất đúng. Vì những người đồng đội cùng bạn làm bài tập nhóm hay bài thuyết trình quyết định rất nhiều về điểm số trong thời gian bạn đi học hay sự thi đua giữa các team với nhau trong cùng một công ty.

Đồng đội đóng vai trò rất quan trọng vì đây là công việc đòi hỏi sự đoàn kết, sự hỗ trợ lẫn nhau từ những con người độc lập thành một tập thể đồng hành cùng nhau. Vì vậy, hy vọng một người cộng sự tốt cho chính mình!

2.Phân tích đề tài

Phân tích đề tài là công việc tiếp theo sau khi chúng ta đã nhận được đề tài từ lãnh đạo hay giáo viên. Việc phân tích này rất quan trọng vì chúng ta phải xác định đúng hướng đi của chúng ta phải nói về vấn đề gì, trình bày như thế nào sao cho hợp lý, cần thêm hay bớt các nội dung nào trong phần trình bày của cả nhóm,…

Như vậy việc phân tích phải thật “cẩn trọng, tỉ mỉ” để làm cho bài thuyết trình cũng như phần trình bày của chúng ta gây ấn tượng với khán giả từ những phần đầu tiên. Sau khi chúng ta phân tích, việc tìm kiếm thông tin phải xuất phát từ những nguồn thông tin chính xác và phù hợp – vì nếu thông tin bị sai lệch thì không thuyết phục được người nghe. Do đó, nguồn tìm kiếm thông tin của chúng ta cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích đề tài.

3.Phân chia công việc

Sau khi đã phân tích đề tài, chúng ta đã có ý tưởng, có nội dung, có dàn ý cho bài thuyết trình thì đến giai đoạn phân chia công việc cho từng thành viên. Trong một nhóm, chúng ta có thể bốc thăm may mắn cho từng phần của từng người đảm nhiệm, tuy nhiên nếu mỗi người trong đội có ưu thế về phần nào chúng ta có thể phân công cho thành viên đó. Đó cũng được xem là cách ghi điểm cho bài thuyết trình của chúng ta.

Thêm vào đó, tuy chúng ta phân công công việc cho từng người để hoàn thành từng nhiệm vụ riêng lẻ nhưng nhìn chung chúng ta cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc cùng nhau – vì chúng ta là những người cộng sự trong một đội – tuy là những cá thể riêng biệt nhưng chúng ta có thể san sẻ, trợ giúp lẫn nhau.

4.Thời hạn hoàn thành

Ví dụ, chúng ta có một tuần đề hoàn thành bài thuyết trình, thì việc tìm đồng đội và việc phân tích chủ đề là các bước quan trọng nên cần nhiều thời gian để chúng ta thảo luận, đưa ra ý kiến của từng cá nhân trong nhóm. Vì thế sau đó chúng ta cần “thời hạn hoàn thành”. “Thời hạn hoàn thành” là thời điểm mấu chốt để tổng hợp tất cả các nội dung của từng phần để hoàn thành một bài thuyết trình hoàn chỉnh. Vì sau khi tổng hợp, chúng ta cần thời gian để chỉnh sửa, thảo luận với nhau xem đã phù hợp với chủ đề được đưa ra. Chúng ta có thể dùng các ứng dụng để nhắc hạn hoàn thành như app reminder trên mỗi điện thoại khi chúng ta quá bận rộn.

5.Chạy thử bài thuyết trình

Câu hỏi được đặt ra tại đây “vì sao chúng ta phải chạy thử bài thuyết trình?”. Vì đây là công đoạn cuối cùng để chúng để hoàn thành bài thuyết trình và cũng là giai đoạn ghi nhận những phản ánh của từng thành viên sau khi chúng ta chạy thử.

Đây là công đoạn để chúng ta ước tính thời gian mà chúng ta thuyết trình trong bao lâu – vì nếu thời gian quá lâu nhưng nội dung của chúng ta lại bị loãng sẽ dễ dàng gây cho người nghe cảm thấy buồn chán, từ đó sẽ không thuyết phục được người nghe và cũng không diễn tả được nội dung các bạn muốn trình bày.

Hơn thế nữa, để cho bài thuyết trình càng gây ấn tượng với người nghe, các bạn cũng có thể sử dụng các nền cũng như phong cách trình chiếu đơn giản, không quá nhiều màu sắc nhưng có thể đem lại cảm giác thoải mái cho người nghe.

Ngoài ra, khả năng trình bày của chúng ta cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bài thuyết trình, các bạn phải thực hành, luyện tập kỹ năng thuyết trình và khả năng giải quyết sự cố nếu chúng ta gặp vấn đề khi đang thuyết trình! Hãy tập nói trước gương nhiều lần giúp chúng ta ngày càng tự tin hơn và luôn yên tâm vì đồng đội sẽ luôn đồng hành cùng bạn!

Dưới đây là một số website có thể giúp bạn có bản trình bày với các thiết kế đơn giản nhưng lại không kém phần thu hút người đọc:

https://slidesgo.com/

https://www.slidescarnival.com/category/free-templates

https://trello.com

Các lời khuyên cho ba mẹ giới hạn thời gian sử dụng thiết bị công… Top 4 từ điển trực tuyến hữu ích cho việc học tiếng Anh
Comments are closed.