Top 5 thói quen ăn uống đáng học hỏi của người Nhật bản giúp tăng tuổi thọ mỗi ngày
Theo công bố của WHO, đất nước Phù Tang là đất nước mà tuổi thọ trung bình của người dân là 84, trở thành quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới.
Liệu có bao giờ bạn tự hỏi bí quyết gì khiến người Nhật sống thọ nhất thế giới hay không? Câu trả lời nằm ở những thói quen ăn uống khoa học, hợp lý mà người Nhật Bản luôn áp dụng hàng ngày.
Theo dõi bãi viết sau để học cho mình những bí quyết tuyệt vời này nhé!
1. Chia nhỏ khẩu phẩn ăn
Người Việt Nam quen với việc ăn một ngày 3 bữa thì đối với người Nhật, đó là cách ăn không khoa học và nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày.
Một ngày nên ăn nhiều bữa nhỏ, nhưng mỗi bữa vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và lượng calo phù hợp.
Khẩu phần ăn cho 1 bữa của người Nhật cũng được tính toán cẩn thận, đĩa thức ăn của Nhật có kích thước nhỏ (chỉ bằng 1/3 so với đĩa thức ăn của Mỹ), và họ được dạy từ bé rằng phải nhai chậm, thưởng thức từng miếng trong khi ăn vì ăn nhanh làm tăng gấp 3 lần nguy cơ đột quỵ.
Người Nhật quan niệm rằng chỉ nên ăn no khoảng 70-80% là đủ lượng thức ăn cho cơ thể.
Như vậy tuy ăn bữa nhỏ, nhiều bữa nhưng họ hấp thủ đủ lượng dinh dưỡng và không có cảm giác đói vì được truyền năng lượng liên tục.
2. Phong phú các loại thực phẩm
Nếu bạn nghĩ rằng người Nhật chỉ ăn Sushi thì đây là điều hoàn toàn không đúng vì bữa ăn của người Nhật luôn chứa đa dạng các loại thực phẩm để giúp cân bằng dinh dưỡng.
Từ năm 1985, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã kêu gọi mọi người mỗi ngày cố gắng ăn khoảng 30 loại thực phẩm thông qua chương trình “Hướng dẫn về chế độ ăn uống lành mạnh”.
Tháp dinh dưỡng của người Nhật bản nhấn mạnh 5 loại thức ăn và đồ uống: ngũ cốc, rau, cá-thịt, sữa, trái câu.
Điều thú vị là người Nhật tiêu thụ gần 10% lượng cá của thế giới, trong khi dân số chỉ chiếm 2% vì cá là nguồn thực phẩm dồi dào protein và có những loại cá chứa nhiều dầu tốt cho trí não.
Người Nhật cũng ăn nhiều rau quả, khoai lang, rong biển, đậu phụ, nấm và trà xanh vì chúng ít calo, ít cholesterol, có đặc tính kháng viêm và ngăn ngừa lão hóa.
3. Chú trọng bữa sáng
Bữa sáng đối trong tiềm thức người Nhật là bữa quan trọng nhất trong ngày, bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cho cả một ngày dài, dù bận rộn đến đâu họ cũng không bỏ qua bữa sáng.
Nếu bỏ bữa sáng, bạn đã vô tình làm rối loạn chuỗi chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể, dễ làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý liên quan đến tim mạch khi làm việc quá sức.
Từ những nguyên liệu cơ bản trong bữa sáng truyền thống như trứng, cơm trắng, cá, thịt lợn, rong biển, các loại canh và hoa quả, người Nhật có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và ngon miệng.
Những món ăn quen thuộc trong bữa sáng có thể kể đến như: cơm, trứng tráng, súp miso, đậu Natto, rong biển, trà,…
4. Chuộng món Natto
Thói quen ăn uống thứ 4 của người Nhật Bản gắn liền với món ăn truyền thống Natto làm tự đậu tương lên men.
Mặc dù đây không phải là món ăn dễ ăn với những người thử lần đầu, nhưng đối với người Nhật, món ăn này đã tồn tại trong mâm cơm của họ từ rất lâu và là món ăn chưa nhiều loại chất giúp tăng tuổi thọ của con người như acid amin, enzym nattokinase, vitamin K2,….
Món này được thực hiện đơn giản, chỉ cần ngâm hạt đậu nành nhỏ trong một ngày, đem luộc chín rồi cho lên men.
Sau khi lên men, đậu Natto được ăn kèm với cơm, nấu thành súp hoặc làm nhân sushi cuộn và nước dùng của mì.
Ngoài ra, Natto cũng được sấy khô và sử dụng như món ăn vặt được bán trong các cửa hàng tiện lợi của người Nhật, trở thành thực phẩm không thể thiếu trong đời sống của người Nhật.
5. Cách thức nấu ăn thanh đạm
Cuối cùng, người Nhật dường như nói không với các món chiên rán, giảm lượng muối, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt và đồ uống chứa nhiều đường.
Ăn sống, ninh và hấp là 3 món ưu tiên hàng đầu, sau đó đến luộc và nướng, chiên và xào ít phổ biến hơn.
Nguyên tắc ăn uống của họ là giữ nguyên hương vị cơ bản của nguyên liệu và việc này sẽ giúp họ đảm bảo được sức khỏe.
Ví dụ, giảm lượng muối sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, các phương pháp như hấp, làm salad, trộn có thể giữ nguyên được các cellulose, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác, hạn chế tối đa việc hình thành các chất gây ung thư.
Đây cũng là một lý do khiến người Nhật hạn chế ăn ngoài, ăn thực phẩm đóng gói sẵn mà chủ yếu tự nấu tại nhà với những nguyên liệu tươi sống, lành mạnh.